Bối cảnh Làm_phẳng_đường_cong

Các cảnh báo về rủi ro đại dịch đã liên tiếp được đưa ra trong suốt các thập niên 2000 và 2010 bởi các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới, đặc biệt là sau dịch SARS 2002–2004.[6] Tại các nước như Hoa KỳPháp, trong những khoảng thời gian trước đại dịch cúm 2009 và cả những năm trước đại dịch COVID-19, công suất chăm sóc y tế đều đã được nâng cấp rồi sau đó lại được thu gọn.[7][8] Vào thời điểm xảy ra đại dịch COVID-19, các hệ thống chăm sóc y tế tại nhiều nước đang hoạt động với công suất tối đa.[4][cần nguồn tốt hơn]

Trong tình huống như thế nào, khi một đợt dịch quy mô lớn mới xuất hiện, một bộ phận những bệnh nhân nhiễm bệnh có triệu chứng sẽ làm tăng nhu cầu chăm sóc y tế, điều mà vốn mới chỉ được dự đoán qua thống kê, đồng thời những thông số như thời điểm bắt đầu dịch, tính lây nhiễm và độc tính của bệnh đều không thể biết trước.[4] Nếu nhu cầu vượt quá đường thẳng công suất trên đường cong số ca nhiễm mỗi ngày, các cơ sở y tế hiện có sẽ không thể xử lý được tất cả các bệnh nhân, khiến tỷ lệ tử vong cao hơn cả khi đã có biện pháp chuẩn bị.[4]

Một nghiên cứu đáng chú ý tại Anh cho thấy nếu nước này áp dụng một chiến lược ứng phó COVID-19 lỏng lẻo, số giường bệnh ICU cần thiết để điều trị bệnh nhân có thể tăng lên tới 46 lần.[9] Một thách thức lớn trong quản lý y tế công cộng là làm sao giữ cho làn sóng bệnh nhân cần chăm sóc y tế và sử dụng các nguồn lực ở mức vừa phải.[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Làm_phẳng_đường_cong //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32269067 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7164388 //doi.org/10.1126%2Fscience.abb4557 //www.worldcat.org/issn/0027-8378 //www.worldcat.org/issn/0362-4331 https://www.afr.com/policy/health-and-education/we... https://www.forbes.com/sites/brucejapsen/2020/05/0... https://www.forbes.com/sites/joshuadudley/2020/04/... https://www.nytimes.com/2020/03/25/opinion/coronav... https://www.nytimes.com/article/flatten-curve-coro...